Án tích là hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải chịu sau khi bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật. Việc xác định đã được xóa án tích hay chưa được xóa án tích là vấn đề quan trọng, là căn cứ để xác định có hay không có tội phạm hoặc là tình tiết định khung hình phạt hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại Điều 52 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, thực tiễn để xác định tiền án của người thực hiện hành vi phạm tội là yếu tố định tội danh, hay là là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Tái phạm, tái phạm nguy hiểm”, hay là tình tiết định khung hình phạt “tái phạm nguy hiểm” trong một số trường hợp vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau. Tác giả xin được nêu một trường hợp cụ thể như sau:
Trưa ngày 28/12/2023 tại tầng 3 nhà số 1 ngách 112/43 phố N, phường G, quận B, thành phố H, D. T. K đã tổ chức cho L cùng sử dụng trái phép chất ma túy Heroine. Đến khoảng 17 giờ 20 cùng ngày bị Tổ công tác Đội CSĐTTP về Ma túy - Công an quận B bắt quả tang cùng vật chứng.
Tiền án, tiền sự: bị cáo D.T.K có 02 tiền án chưa được xóa án tích, về nhân thân có 01 tiền án đã được xóa án tích, cụ thể:
Bản án 1752/HSST ngày 15/11/1999, TAND TP H xử phạt 3 năm tù tội Mua bán trái phép chất ma tuý, ngày phạm tội 03/6/1999. Ra trại ngày 03/6/2001. Biên bản xác minh thi hành án ngày 30/01/2024 xác định K đã nộp 50.000 đồng án phí HSST; 62.000 đồng khoản phạt, K chưa nộp 19.938.000 đồng tiền phạt sung quỹ nhà nước.
Bản án 102/HSST ngày 27/5/2003: TAND quận B xử phạt 48 tháng tù tội Tàng trữ trái phép chất ma túy, ngày phạm tội 24/01/2003. Ra trại ngày 24/11/2006; đã nộp án phí ngày 24/11/2004.
Bản án 06/HSST ngày 21/01/2019: TAND quận Đ xử phạt 05 năm 06 tháng tù tội Tàng trữ trái phép chất ma túy, ngày phạm tội 24/5/2018. Ra trại ngày 24/11/2022. Bản án này không nhận định bị cáo K tái phạm.
Quá trình giải quyết vụ án này hiện còn có các quan điểm khác nhau về việc xác định có áp dụng tình tiết định khung tăng nặng hình phạt “Tái phạm nguy hiểm” để chuyển khung hình phạt đối với K hay không.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Đối với tiền án năm 1999 của bị cáo K, do K chưa nộp 19.938.000 đồng tiền phạt sung quỹ nhà nước nên xác định tiền án này chưa được xóa án tích. Do vậy, bản án năm 2019 bị xác định là tái phạm, do bản án năm 2019 cũng chưa được xóa nên lần phạm tội này của bị cáo phải được xác định là tái phạm nguy hiểm và bị truy tố về tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, theo quy định tại điểm h, khoản 2, Điều 255 Bộ luật hình sự.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Bản án năm 2019 không xác định bị cáo K tái phạm, nên xác định lần phạm tội này của bị cáo chỉ là tái phạm. Như vậy, lần phạm tội này của bị cáo thuộc trường hợp tái phạm theo khoản 1 Điều 53 BLHS. Do vậy K sẽ bị truy tố về tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, theo quy định tại Khoản 1 Điều 255 Bộ luật hình sự.
Qua các quan điểm trên, tác giả đồng tình với quan điểm thứ nhất vì các lý do sau đây:
Như vậy, có thể thấy cùng một nội dung vụ án nhưng lại có rất nhiều quan điểm đánh giá khác nhau, việc xác định tiền án là tình tiết định tội hay định khung hình phạt trong trường hợp này có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc quyết định hình phạt đối với bị cáo. Vì vậy các cơ quan tiến hành tố tụng cần sớm có văn bản hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về vấn đề này để thống nhất áp dụng.
Mong nhận được nhiều ý kiến tranh luận của đồng nghiệp và bạn đọc.
Nguyễn Kim Ngân – VKSND quận Ba Đình
Đang truy cập : 102
Tổng lượt truy cập : 1396051