Thực hiện Kế hoạch công tác của ngành Kiểm sát Thủ đô (Kế hoạch số 09/KH-VKS ngày 15/01/2024) Phòng 11 tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn Viện KSND cấp huyện kiểm sát chặt chẽ việc tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát, khắc phục thiếu sót, vi phạm trong công tác kiểm sát THADS, HC.
Thông qua công tác trực tiếp kiểm sát tại các Chi cục thi hành án cấp huyện và kiểm tra công tác Kiểm sát THADS, HC đối với Viện KSND cấp huyện trong năm năm 2023. Phòng 11 Viện KSND thành phố Hà Nội thấy công tác kiểm sát THADS, HC của Viện KSND cấp huyện cơ bản thực hiện đúng quy định công tác kiểm sát đạt hiệu quả, chất lượng, theo chỉ tiêu kế hoạch công tác của Ngành. Tuy nhiên, ở một số đơn vị công tác kiểm sát THADS, HC còn một số thiếu sót, vi phạm cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm, khắc phục, cụ thể như sau:
I. Kết quả công tác kiểm sát THADS, HC của Viện KSND cấp huyện năm 2023
- Tổng số vụ việc, tiền phải thi hành án: 69.466 việc/62,4 nghìn tỉ
- Số việc, tiền có điều kiện thi hành: 49.194 việc/37,3 tỉ đồng
- Số việc, tiền đã thi hành án xong: 36.028 việc/8,4 tỉ đồng
Tỷ lệ thi hành đạt 74,3 % về việc; 28,8 % về tiền
Thực hiện Quy chế công tác kiểm sát THADS, HC ngày 21/12/2016 của VKSTC (Quy chế 810); Quy trình, kỹ năng Kiểm sát trực tiếp cơ quan THADS và kiểm sát giải quyết đơn kiếu nại, tố cáo trong THADS, HC ban hành kèm theo Quyết định 94 của VKSTC ngày 22/3/2021 (Quy trình 94); Quyết định 308 của VKSTC ngày 29/8/2023 về Quy trình, kỹ năng kiểm sát hoạt động bán đấu giá tài sản THADS (Quy trình 308), các đơn vị VKS cấp huyện đã xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiên các chỉ tiêu công tác kiểm sát THADS, HC, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm sát thi hành án của Cơ quan thi hành án cùng cấp. Các đơn vị đã cơ bản quản lý tốt thụ lý việc thi hành án; thực hiện lập phiếu kiểm sát các quyết định về THADS, lập hồ sơ kiểm sát theo đúng quy chế, quy trình của Ngành
- Trong năm 2023, 100% các đơn vị Viện KSND cấp huyện đã thực hiện chỉ tiêu ban hành kiến nghị. Tổng số kiến nghị đã ban hành 43 kiến nghị đối với Cơ quan thi hành án, 12 kiến nghị đối với Tòa án, 100% kiến nghị đều được chấp nhận.
- Các đơn vị Viện KSND cấp huyện đều đã thực hiện công tác kiểm sát trực tiếp đối với các Chi cục THADS và tiến hành phúc tra việc thực hiện Kết luận, kiến nghị đã ban hành trong năm 2022.
- Hết Quý I/2023, 100% đơn vị Viện KSND cấp huyện đã ký xong quy chế phối hợp với các Chi cục THADS về công tác THADS, HC.
Phòng 11 – VKSND thành phố Hà Nội kiểm sát trực tiếp Cơ quan THADS cấp huyện năm 2023
II. Một số vi phạm, tồn tại trong công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính
1. Thiếu sót, vi phạm của Kiểm sát viên quá trình kiểm sát Cơ quan THADS, Chấp hành viên trong việc tổ chức thi hành án
1.1. Quá trình kiểm sát trực tiếp đối với một số Chi cục THADS và kiểm tra nghiệp vụ đối với Viện KSND cấp huyện, Phòng 11 phát hiện một số việc thi hành án, Chấp hành viên không thực hiện việc Thông báo Quyết định về thi hành án và các văn bản khác có liên quan (trong thời hạn 03 ngày làm việc) cho đương sự để thi hành, nhất là người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù, đương sự ngoại tỉnh... vi phạm Điều 39 luật THADS.
1.2. Nhiều việc thi hành án, Chấp hành viên trì hoãn, kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật, vi phạm khoản 8 Điều 21 Luật THADS; có việc sau khi ra quyết định thi hành án, trong năm Chấp hành viên không tiến hành xác minh điều kiện thi hành án, (theo quy định khoản 1 Điều 44 Luật THA trong hạn 10 ngày khi hết thời hạn tự nguyện phải xác minh); hoặc có xác minh nhưng không tiến hành kê biên tài sản để tổ chức thi hành (nhiều việc sau 5 - 7 năm mới tổ chức thi hành xong bản án).
1.3. Nhiều việc thi hành án, Kiểm sát viên trực tiếp kiểm sát việc kiểm tra hiện trạng, cưỡng chế kê biên, bán đấu giá tài sản nhưng không làm hết trách nhiệm, kiểm sát chặt chẽ hoạt động của Chấp hành viên, biên bản thi hành án và các thủ tục có liên quan theo quy định pháp luật, cụ thể:
- Chấp hành viên kê biên thiếu diện tích (Hồ sơ theo quyết định thi hành án số 233 ngày 08/01/2019) Quyết định cưỡng chế không đúng nội dung Bản án, Quyết định thi hành án, cụ thể Chấp hành viên kê biên thiếu phần diện tích 47,4m² đất và phần tài sản gắn liền với đất (tại thửa đất số 88). Hoặc Chấp hành viên kê biên thiếu tường rào, trụ cổng sắt và gần 100 cây ăn quả, cấy cảnh khác (Quyết định cưỡng chế kê biên số 13/QĐ-CCTHA ngày 11/12/2019)
Việc thi hành án nêu trên mặc dù Chấp hành viên đã bán đấu giá thành nhưng không giao được tài sản cho người trúng đấu giá, người phải thi hành án khiếu nại. Do vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật THADS, nên Phòng 11 đã ban hành kiến nghị hủy việc kê biên, bán đấu giá.
- Khi kiểm sát việc kê biên tài sản (quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất) Kiểm sát viên không kiểm sát chặt chẽ tài liệu, hồ sơ kê biên, không yêu cầu Chấp hành viên bổ sung tài liệu của cơ quan quản lý đất đai cung cấp thông tin giao dịch đã đăng ký về tài sản bị cưỡng chế, không yêu cầu cơ quan đăng ký cung cấp thông tin về tài sản; sau khi kê biên không thông báo văn bản cho cơ quan đăng ký về việc kê biên tài sản; không làm rõ tài sản của cá nhân hay hộ gia đình, việc xác định tài sản chung để thông báo cho đương sự giải quyết theo quy định pháp luật hoặc không làm rõ hiện trạng tài sản không phù hợp Giấy chứng nhận quyền sử dung đất trước khi tiến hành kê biên, vi phạm quy định tại Điều 89 Luật THADS.
- Khi kiểm sát việc thẩm định giá, bán đấu giá tài sản, Kiểm sát viên không kiểm sát chặt chẽ tài liệu, hồ sơ để phát hiện vi phạm, yêu cầu Chấp hành viên phải khắc phục như: Không phát hiện tổ chức thẩm định giá thẩm định thiếu tài sản làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người phải thi hành án (VD: Chứng thư Thẩm định giá số 1206B/2020/CT/TTN ngày 30/7/2020 của Công ty TNHH và Tư vấn Tâm Tín Nghĩa nhà 02 tầng nhưng chỉ thẩm định 01 tầng; hoặc thửa đất ở ngoại thành Hà Nội nhưng thẩm định giá thửa đất theo mét dài mặt đường). Kiểm sát viên không phát hiện Chấp hành viên đã không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các thủ tục quy định, cung cấp thiếu thông tin nhằm gây khó khăn, hạn chế người tham gia đấu giá; không kiểm sát chặt chẽ Thông báo đấu gái, Quy chế đấu giá, chứng từ nộp tiền đặt trước của tổ chức đấu giá để xác định tư cách của người tham gia đấu giá... đẫn đến việc sau khi đấu gíá thành, đương sự có đơn khiếu nại, tố cáo vi phạm, dẫn đến khó khăn cho công tác THADS.
2. Thiếu sót, vi phạm trong công tác kiểm sát khiếu nại, tố cáo trong THADS
Qua công tác kiểm tra nghiệp vụ tại một số đơn vị thấy một số đơn vị VKS cấp huyện chưa thực hiện đúng Quy trình 94 về Quy trình, kỹ năng Kiểm sát trực tiếp cơ quan THADS và kiểm sát giải quyết đơn kiếu nại, tố cáo trong THADS, HC, cụ thể không mở sổ kiểm sát đơn kiếu nại, tố cáo trong THADS, HC; chưa quản lý, theo dõi được đơn do Cơ quan THADS thụ lý, giải quyết, không tiến hành kiểm sát các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận giải quyết tố cáo và thực hiện việc lập hồ sơ kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Điều 17 Quy trình 94.
Phòng 11 - Viện KSND thành phố Hà Nội
kiểm tra nghiệp vụ công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính đối với Viện KSND cấp huyện
3. Thiếu sót, vi phạm trong việc phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt nam
Một số đơn vị chưa thực hiện việc phối hợp, mời Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tham gia để giám sát Đoàn trực tiếp kiểm sát và công tác THADS, HC của Cơ quan thi hành án theo quy định tại Điều 7 Quy trình 94. Khi tiến hành Trực tiếp kiểm sát tại Chi cục thi hành án, một số Viện KSND cấp huyện chưa thực hiện đúng quy trình kỹ năng như không có nhật ký kiểm sát; tài liệu kiểm sát có trong hồ sơ không đầy đủ; một số đơn vị chất lượng công tác kiểm sát trực tiếp còn hạn chế...
4. Thiếu sót, vi phạm trong việc ban hành kiến, kháng nghị và gửi văn bản nghiệp vụ lên Phòng 11 để quản lý theo dõi theo quy chế của Ngành
4.1. Về hình thức bản kiến nghị:
Qua nghiên cứu một số bản kiến nghị của Viện kiểm sát cấp huyện đã gửi, Viện KSND thành phố Hà Nội (P11) thấy về cơ bản các đơn vị đã ban hành kiến nghị theo biểu mẫu số 28/THADS, ban hành kèm theo theo quyết định số 204 ngày 01/6/2017 của VKSND tối cao. Tuy nhiên, một số đơn vị ban hành kiến nghị không đúng biểu mẫu quy định, ví dụ:
- Kiến nghị số 01/KN-VKS ngày 15/5/2023 của Viện KSND huyện T kiến nghị Chi cục thi hành dân sự trong hoạt động cưỡng chế thi hành án dân sự, đơn vị ban hành kiến nghị theo biểu mẫu số 130/HS theo quyết định số 15 ngày 03/01/2018 của VKSND tối cao (biểu mẫu kiểm sát trong tố tung hình sự) hoặc kiến nghị số 04 ngày 06/4/2023 của Viện KSND huyện V, đối với vi phạm của Tòa án nhân dân huyện chậm mở phiên họp xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án, đơn vị thực hiện theo mẫu số 06/HS theo quyết định số 51 ngày 10/3/2017 của VKSND tối cao
4.2. Về nội dung kiến nghị:
- Về cơ bản, các đơn vị ban hành kiến nghị có căn cứ, lập luận căn cứ pháp lý trích dẫn đầy đủ, đảm bảo tính chính xác, thuyết phục, Tuy nhiên, một số đơn vị chưa thực sự chú trọng việc tích lũy vi phạm, chưa nghiên cứu kĩ vi phạm, căn cứ thiếu chính xác dẫn đến nội dung kiến nghị không có tính thuyết phục, ví dụ:
Kiến nghị số 04 ngày 06/4/2023 của Viện KSND huyện V đối với Tòa án nhân dân huyện vi phạm thời hạn mở phiên họp xét miễn giảm nghĩa vụ thi hành án. Tuy nhiên, qua nghiên cứu nội dung kiến nghi Phòng 11 thấy các hồ sơ đơn vị kiến Tòa án vi phạm khoản 2 Điều 63 Luật thi hành án dân sự 2014 và khoản 2 Điều 9 Thông tư 12/2015, chậm mở phiên họp xét miến, giảm nghĩa vụ thi hành án, đơn vị căn cứ vào việc ngày 10/2/2023, Viện KSND huyện V đã chuyển TAND 10 hồ sơ xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 12/2015: trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát có trách nhiệm xem xét và chuyển lại cho Cơ quan thi hành án dân sự và trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát có trách nhiệm xem xét và chuyển lại cho Cơ quan thi hành án dân sự. Căn cứ ý kiến nhất trí bằng văn bản của Viện KSND cùng cấp, Cơ quan Thi hành án dân sự đề nghị Tòa án có thẩm quyền xét miễn, giảm.
- Về chất lượng kháng nghị, kiến nghị nhìn chung một số đơn vị chất lượng công tác kiểm sát chưa cao, thể hiện Cơ quan THADS, CHV có nhiều vi phạm, trong đó có vi phạm nghiêm trong ảnh hưởng quyền lợi của đương sự nhưng Viện kiểm sát cấp huyện chưa phát hiện ban hành được Kháng nghị nhất là việc kê biên, bán đấu giá tài sản THA. Mặt khác, các kiến nghị chỉ tập trung kiến nghị về thời hạn (chiếm 80%) đối với Tòa án về chậm chuyển bản án để thi hành án dân sự; kiến nghị đối với cơ quan THADS về việc chậm chuyển các quyết định về THADS cho Viện kiểm sát (có kiến nghị việc chậm chuyển 3-5 ngày)...
4.3. Về việc gửi các văn bản nghiệp vụ đến Phòng 11 theo quy chế của Ngành
Căn cứ các quy chế công tác của Ngành, Viện kiểm sát cấp dưới sau khi ban hành phải gửi cho Viện kiểm sát cấp trên các văn bản, tài liệu nghiệp vụ THADS, HC gồm: Kháng nghị, Kiến nghị và văn bản phúc đáp của cơ quan bị Kháng nghị, Kiến nghị; báo cáo trường hợp không chấp nhận Kháng nghị, Kiến nghị của Viện kiểm sát (Quy chế 810); Quyết định, Kế hoạch, Kết luận trực tiếp kiểm sát, Kết luận phúc tra đối với Cơ quan thi hành án dân sự (Quy trình 94).
Tuy nhiên, một số đơn vị Viện kiểm sát cấp huyện sau khi ban hành các văn bản nêu trên nhưng không gửi đến Viện KSND thành phố Hà Nội (P11) để theo dõi, nghiên cứu kịp thời phát hiện những thiếu sót, tồn tại để chỉ đạo rút kinh nghiệm.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hà - Trưởng phòng 11
trình bày tham luận tại Hội nghị rút kinh nghiệm công tác kiểm sát năm 2023
III. Nguyên nhân của những thiếu sót, vi phạm và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính
1. Nguyên nhân thiếu sót, vi phạm
- Kiểm sát viên thực hiện chưa nghiên cứu, vân dụng, thực hiện đúng các quy định pháp luật liên quan đến công tác THADS, HC; các Quy chế, Quy trình nghiệp vụ của Ngành về công tác kiểm sát THADS, HC.
- Kiểm sát viên không kiểm sát chặt chẽ hồ sơ và quá trình tổ chức thi hành án của Chấp hành viên nên không kịp thời phát hiện những thiếu sót, vi phạm để thực hiện các biên pháp kiểm sát, theo đúng quy định pháp luật và quy chế của Ngành.
- Áp lực công việc do số việc thi hành án thụ lý phải kiểm sát ngày càng tăng, tròng khi biên chế bố trí cho khâu công tác này ở một số đơn vị còn nhiều hạn chế nên đã ảnh hưởng tối chất lượng công tác kiểm sát.
2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát THADS, HC
Một là, Lãnh đạo Viện KSND cấp huyện cần quan tâm bố trí tăng cường cán bộ làm công tác kiểm sát THADS có năng lực chuyên môn, phù hợp với tính chất công việc, điều kiện của từng đơn vị. Thực tế cho thấy, một số đơn vị Viện kiểm sát cấp huyện chưa thực sự chú trọng khâu công tác kiểm sát thi hành dân sự, chưa bố trí cán bộ phù hợp khả năng yêu cầu nhiệm vụ công tác đối với khâu công tác này.
Hai là, Cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát THADS cần nâng cao trách nhiệm, nghiên cứu, vận dụng các quy định pháp luật, quy chế của Ngành, thực hiện đúng quyền hạn, trách nhiệm được giao; bám sát hồ sơ, hoạt động của Chấp hành viên, nhất là hoạt đông kê biên, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản thi hành án của Cơ quan THADS, Chấp hành viên và các Tổ chức đấu giá tài sản, cá nhân có liên quan; tiến hành kiểm sát chặt chẽ, kịp thời phát hiện vi phạm để thực hiện các biện pháp kiểm sát theo quy định Điều 28 Luật tổ chức VKSND; Điều 12 Luật THADS năm 2014.
Ba là, Kiểm sát viên Viện KSND cấp huyện cần xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với Cơ quan THADS để kịp thời nắm thông tin liên quan đến quá trình tổ chức thi hành các vụ việc được phân công. Chủ động yêu cầu Cơ quan THADS cung cấp kịp thời hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động cưỡng chế kê biên, bán đấu giá tài sản THA để tiến hành kiểm sát, phát hiện vi phạm, ban hành kháng nghị, kiến nghị theo thẩm quyền nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước, của nhân dân.
Nguuyễn Mạnh Hà - Phòng 11
Đang truy cập : 12
Tổng lượt truy cập : 1463754