Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người

13/07/2015 09:41 | 2758 | 0

Chủ động thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về phòng chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (sau đây gọi tắt là Công ước tra tấn) và Kế hoạch thực hiện Công ước chống tra tấn đã được phê duyệt theo Quyết định số 364/QĐ-TTg ngày 17/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Nhằm đảm bảo tốt hơn quyền con người, đặc biệt là quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong Bộ luật tố tụng hình sự; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ, nhất là các Kiểm sát viên trực tiếp làm công tác kiểm sát điều tra, kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự trong việc triển khai thực hiện Công ước chống tra tấn.

Ngày 18/6/2015, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quyết định số 384/QĐ-VKSTC về Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.

Xin giới thiệu toàn văn nội dung bản Kế hoạch nêu trên.

KẾ HOẠCH

Thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức
đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 384/QĐ-VKSTC-V8 ngày 18 tháng 06 năm
2015 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  1. Mục đích
  1. Chủ động thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (sau đây gọi tắt là Công ước chống tra tấn) và Kế hoạch thực hiện Công ước chống tra tấn đã được phê duyệt theo Quyết định số 364/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
  2. Tiếp tục chủ trì, phối hợp nghiên cứu các quy định có liên quan trong Bộ luật tố tụng hình sự để bảo đảm tốt hơn quyền con người, đặc biệt là quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
  3. Thực hiện tốt công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, nhất là trong công tác kiểm sát điều tra các vụ án hình sự; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ, nhất là các Kiểm sát viên trực tiếp làm công tác kiểm sát điều tra, kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự trong việc triển khai thực hiện Công ước chống tra tấn.
  4. Tăng cường công tác phối họp giữa Viện kiểm sát nhân dân các cấp với các bộ ngành, địa phương, đặc biệt là với Cơ quan điều tra các cấp trong thực hiện Công ước chống tra tấn và Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ.
  1. Yêu cầu
  1. Việc triển khai thực hiện Kế hoạch phải thường xuyên, liên tục, đồng bộ và có lộ trình cụ thế, phù họp với Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội hàng năm và theo nhiệm kỳ.
  2. Viện kiểm sát nhân dân các cấp chủ động, tích cực triển khai thực hiện Công ước chống tra tấn, Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch này theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát.

II. NỘI DUNG

  1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống tra tấn và nội dung Công ước chống tra tấn trong ngành Kiểm sát nhân dân
  1. Phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng Đề án tuyên truyền phổ biến pháp luật phòng, chống tra tấn và nội dung Công ước chống tra tấn khi được đề nghị.
  2. Triển khai Đề án tuyên truyền phổ biến pháp luật phòng, chống tra tấn và nội dung Công ước chống tra tấn thuộc trách nhiệm của ngành Kiểm sát.
  1. Nội luật hóa và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đáp ứng yêu cầu của Công ước chống tra tấn
  1. Chủ trì, phối hợp với các bộ ngành hữu quan nghiên cứu các quy định có liên quan trong Bộ luật tố tụng hình sự để bảo đảm tốt hơn quyền con người, đặc biệt là quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
  2. Phối hợp nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các quy định liên quan trong Bộ luật hình sự (sửa đổi), Bộ luật dân sự, Luật thi hành án hình sự, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật Khiếu nại, Luật tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành để đảm bảo phù họp với nội dung Công ước chống tra tấn và bảo vệ quyền con người.
  3. Rà soát, xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quy định về đạo đức nghề nghiệp cán bộ, công chức của Ngành, bảo đảm tôn trọng quyền con người khi thi hành công vụ.
  4. Phối hợp rà soát, nghiên cứu và đề xuất ban hành các văn bản pháp luật về phòng, chống bạo lực tại nơi làm việc, bạo lực giới, bạo lực gia đình, bạo lực với trẻ em và các đối tượng yếu thế để bảo vệ quyền con người, phù hợp với nội dung Công ước chống tra tấn.
  1. Bảo đảm các điều kiện về nhân lực và nguồn lực để thực hiện Công ước chống tra tấn
  1. Phối hợp thành lập Tổ công tác liên ngành về thực hiện Công ước chống tra tấn.
  2. Huy động và triển khai có hiệu quả các nguồn kinh phí được cấp.
  1. Các nội dung cần thiết khác để thực hiện Công ước chống tra tấn
  1. Áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát việc tạm giữ, tạm giamvà thi hành án hình sự để bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
  2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp đảm bảo quyền của người tham gia tố tụng.
  3. Rà soát các quy định liên quan và đánh giá điều kiện về cơ sở vật chất của các cơ sở giam, giữ để kiến nghị phương hướng khắc phục.
  4. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong việc xây dựng Quy chế phối hợp trong triển khai, đánh giá việc thực hiện Công ước chống tra tấn.

III. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

  1. Giai đoan từ năm 2015 đến năm 2016
  1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan nghiên cứu các quy định có liên quan trong Bộ luật tố tụng hình sự trình Quốc hội thông qua và triển khai việc thi hành Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) để bảo đảm tốt hơn quyền con người, đặc biệt là quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
  2. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các quy định trong Bộ luật hình sự (sửa đổi), Bộ luật dân sự, Luật thi hành án hình sự, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật Khiếu nại, Luật tố cáo, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy chế phối họp đảm bảo phù hợp với nội dung Công ước chống tra tấn và bảo vệ quyền con người.
  3. Phối hợp với với các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện Công ước chống tra tấn thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiếm sát nhân nhân dân.
  1. Giai đoạn từ sau năm 2016
  1. Phối hợp với với các bộ, ngành hữu quan triển khai, tổ chức sơ kết và tổng kết việc thực hiện Công ước chống tra tấn thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân nhân dân.
  2. Phối hợp với các bộ, ngành hữu quan xây dựng các báo cáo quốc gia theo định kỳ (04 năm một lần) và các báo cáo khác theo yêu cầu của Ủy ban chống tra tấn của Liên Hợp quốc.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. Căn cứ vào nội dung của Kế hoạch này, các đồng chí Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động triển khai các biện pháp để thực hiện tốt Công ước chống tra tấn tại các đơn vị, địa phương mình.
  2. Giao Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án trật tự xã hội (Vụ 2) chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc quản lý, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổ chức sơ kết và tổng kết Công ước chống tra tấn thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của ngành Kiểm sát nhân dân; phối hợp với các bộ, ngành hữu quan thực hiện nhiệm vụ tại mục II.4,d Kế hoạch này.
  3. Giao Vụ pháp chế và Quản lý khoa học (Vụ 14) thực hiện việc tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thực hiện nhiệm vụ tại các mục II.2,a,b,d Kế hoạch này.
  4. Giao Vụ tổ chức cán bộ (Vụ 15) thực hiện việc tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thực hiện nhiệm vụ tại mục II.2,C Kế hoạch này.
  5. Giao Tạp chí Kiểm sát, Báo Bảo vệ pháp luật, Trang thông tin điện tử (03 cơ quan báo chí) thực hiện nhiệm vụ tại mục II. 1 Kế hoạch này.
  6. Giao Cục Kế hoạch - Tài chính xây dựng, dự trù kinh phí để bảo đảm việc triển khai thực hiện Kế hoạch.

Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn vướng mắc, các đơn vị và các địa phương báo cáo về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án trật tự xã hội) để kịp thời chỉ đạo, giải quyết.

(Gửi kèm theo Kế hoạch này là Kế hoạch thực hiện Công ước chổng tra tẩn đã được phê duyệt theo Quyết định số 364/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)./.

                                                      trích nguồn: http://tapchikiemsat.org.vn/

Danh sách phòng thi Vòng 1 kỳ thi tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát ngành KSND năm 2024
Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi tuyển công chức nghiệp vụ kiểm sát ngành KSND năm 2024 kèm theo Quyết định số 101/QĐ-VKSTC ngày 29/11/2024
Quyết định số 101/QĐ-VKSTC về việc phê duyệt danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, điều kiện và danh sách thí sinh không đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi công chức nghiệp vụ kiểm sát ngành KSND năm 2024
Thông báo số 126/TB-HĐTT ngày 29/11/2024 về việc triệu tập thí sinh dự kỳ thi tuyển công chức nghiệp vụ kiểm sát ngành Kiểm sát nhân dân 2024
Bản đồ thi Vòng 1 kèm theo Thông báo số 126/TB-HĐTT ngày 29/11/2024
Thông báo số 123/TB-VKSTC thông báo nội dung ôn tập kỳ thi tuyển công chức nghiệp vụ kiểm sát năm 2024
Thông báo số 118/TB-VKSTC ngày 04/11/2024 về việc tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát ngành Kiểm sát nhân dân năm 2024
Thông báo số 104/TB-VKS-VP ngày 09/10/2024 về việc công bố công khai thực hiện dự toán thu chi NSNN quý III năm 2024 của VKSND thành phố Hà Nội
Quyết định số 317/QĐ-VKS-VP ngày 03/10/2024 về việc công bố công khai thực hiện dự toán thu chi NSNN quý III năm 2024
Quyết định số 307/QĐ-VKS-VP ngày 30/9/2024 về việc công bố công khai quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 của VKSND thành phố Hà Nội

HÌNH ẢNH

ĐĂNG NHẬP

Website liên kết

Thống kê truy cập

Đang truy cập Đang truy cập : 248

Tổng lượt truy cập Tổng lượt truy cập : 1441575