Kiểm sát thi hành án dân sự là một trong những khâu công tác kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND), bảo đảm cho các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật được thi hành đúng pháp luật; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tăng cường hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, giữ vững ổn định chính trị xã hội ở địa phương.
Đồng chí Bùi Hồng Kiên - Trưởng đoàn kiểm sát
công bố quyết định trực tiếp kiểm sát tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ba Vì
Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 18/12/2023 của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2024, Hướng dẫn số 24/HD-VKSTC ngày 26/12/2023 của VKSND tối cao về công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính năm 2024; trên cơ sở tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 07/CT-VKSTC ngày 23/11/2017 về "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính"; Chỉ thị số 06/CT-VKSTC ngày 26/6/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao về "Tăng cường kiểm sát thi hành án dân sự về thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế"; Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế”, Phòng 11 - VKSND thành phố Hà Nội đã xác định nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng trực tiếp kiểm sát tại các Chi cục Thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố như sau:
1. Nghiên cứu 100% việc THADS về thu hồi tài sản trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực và cấp ủy theo dõi, chỉ đạo thuộc thẩm quyền chi cục quản lý, theo dõi.
2. Kiểm sát chặt chẽ việc xác minh điều kiện thi hành án dân sự (trong đó, chú trọng việc trực tiếp xác minh); việc phong tỏa tài khoản, việc cưỡng chế, kê biên, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản thi hành án..., kịp thời phát hiện vi phạm trong việc xác minh điều kiện thi hành án, phân loại việc chưa có điều kiện thi hành án để ban hành kháng nghị, kiến nghị yêu cầu chấm dứt, khắc phục vi phạm. Chủ động có kế hoạch yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu, nhất là những vụ việc phức tạp, kéo dài hoặc có khiếu nại, tố cáo để kiểm sát việc tổ chức thi hành án của cơ quan THADS.
3. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương thức kiểm sát để kịp thời phát hiện vi phạm, thiếu sót trong công tác thi hành án dân sự, hành chính; xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm để có biện pháp tác động tương xứng, yêu cầu sửa chữa, khắc phục và phòng ngừa vi phạm pháp luật; nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc trực tiếp kiểm sát, chủ động trực tiếp kiểm sát đột xuất đối với các vụ việc THADS có dấu hiệu vi phạm trong công tác này.
4. Kịp thời phát hiện những thiếu sót, tồn tại, những vi phạm để nâng cao chất lượng, hiệu quả kháng nghị, kiến nghị trong quá trình trực tiếp kiểm sát tại các chị cục thi hành án đóng trên địa bàn thành phố.
Phòng 11 - VKSND thành phố Hà Nội tiến hành trực tiếp kiểm sát tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ba Vì
Trên đây là những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trực tiếp kiểm sát Chi cục Thi hành án trên địa bàn thành phố trong thời gian tới của Phòng 11 - VKSND thành phố Hà Nội.
Nguyễn Thị Chi Lan - Phòng 11
Đang truy cập : 241
Tổng lượt truy cập : 1424410