MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN TỬ HÌNH BẰNG HÌNH THỨC TIÊM THUỐC ĐỘC

19/11/2015 14:19 | 33827 | 0

           Thi hành án tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất  trong hệ thống  hình phạt đựơc quy  định tại Điều 35 BLHS. Việt Nam là một trong số các quốc gia vẫn duy trì hình phạt tử hình,  dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm.

           Từ khi ban hành Luật thi hành án hình sự 2010, Việt Nam đã thay thế hình thức tử hình là xử bắn sang hình thức tiêm thuốc độc. Đây là hình thức tử hình tiến bộ và nhân đạo nhất hiện nay. Nó không gây đau đớn cho tử tù cũng như giảm bớt áp lực tâm lý cho những người tham gia thi hành án. Tuy nhiên,  từ khi áp dụng thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc đến nay, mặc dù đã có văn bản hướng dẫn thi hành như nghị định 82 ngày 16.9.2011 của Chính phủ, thông tư liên tịch số 05/2013… nhưng công tác thi hành án vẫn còn bộc lộ một số vấn đề khó khăn bất cập nhất định.

             Thứ nhất là : khó khăn trong việc tổ chức thi hành án bao gồm khó khăn về nguồn cung ứng thuốc  độc, về cơ sở phục vụ cho việc thi hành án (nhà thi hành án), về kỹ năng của cán bộ trực tiếp thi hành…. Chúng ta  áp dụng hình thức tiêm thuốc độc nhưng  lại là quốc gia chưa sản xuất được thuốc nên phải nhập khẩu. Nhưng không một quốc gia nào cho phép nước khác nhập khẩu thuốc để phục vụ cho mục đích thi hành án tử hình ( đặc biệt là các nước đang kêu gọi xóa bỏ án tử hình). Việc xây dựng nhà thi hành án còn chưa được triển khai ở các tỉnh do kinh phí rất hạn hẹp. Chi phí cho việc xây dựng một nhà thi hành án lớn nên mới chỉ xây được 5 nhà thi hành án đặt tại 5 tỉnh thành phố có số lượng án tử hình cao là Hà Nội, Sơn La, Nghệ An, Đắc Lắc, Thành phố Hồ Chí Minh. Điều đó dẫn đến tình trạng một số tỉnh không có nhà thi hành án phải di chuyển tử tù đến thi hành án tại địa điểm khác. Vì vậy công tác dẫn giải bị án, công tác đảm bảo hậu cần, an ninh cho đội ngũ cán bộ thi hành án, hội đồng thi hành án là rất khó khăn, phức tạp. Theo báo cáo mỗi trường hợp thi hành án tử hình chi phí lên tới một trăm năm mươi đến ba trăm triệu đồng. Bên cạnh đó, kỹ năng của cán bộ trực tiếp thi hành án còn hạn  chế. Việc xác định tĩnh mạch của tử tù nhiều khi còn chưa có kinh nghiệm, tâm lý không ổn định, kỹ năng chưa thuần thục và lúng túng. Ở một số địa phương có cử bác sỹ tham gia xác định tĩnh mạch của người bị thi hành án tử hình trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là vấn đề này đang gặp phải sự phản đối kịch liệt từ phía cơ quan y tế, khi các bác sỹ cho rằng việc tham gia thi hành án là trái với nguyên tắc nghề nghiệp và lời thề Hypocrate của họ khi mà nghề bác sỹ chỉ làm nhiệm vụ cứu người.

              Thứ hai :  khó khăn trong công tác quản lý giam giữ người bị kết án tử hình. Hiện tại chỉ có 31/70 trại giam có khu vực giam riêng tử tù chờ thi hành án tử hình, còn lại vẫn giam chung với các đối tượng giam giữ khác, phương tiện kỹ thuật, hệ thống kiểm soát an ninh chưa tốt nên khó khăn cho công tác quản lý. Một số tử tù giam lâu để chờ thi hành án dẫn đến tình trạng quá tải cho một số trại giam.

                Thứ ba là: trong quy định của văn bản pháp luật hiện hành. Nghị định 82/16.9.2011 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách, mức bồi dưỡng đối với người tham gia thi hành án tử hình … chưa rõ ràng cụ thể trong trường hợp một lần thi hành đối với hai bị án trở lên…nên khó khăn trong việc thanh quyết toán; việc không quy định cụ thể trường hợp nào bác sỹ tham gia xác định tĩnh mạch nên việc yêu cầu bác sỹ xác định tĩnh mạch tử tù khi thi hành án ở một số địa phương gặp trở ngại. Thông tư liên tịch 05/6.6.2013 quy định chưa thống nhất về thành phần tham gia hội đồng thi hành án tử hình của Viện kiểm sát  ở điều 6 và điều 16 dẫn đến tình trạng hiểu, vận dụng không thống nhất và có địa phương không chấp nhận kiểm sát viên tham gia như Hà Nội. Ngoài ra, chưa có quy định cụ thể về  cơ quan quản lý và lưu giữ hồ sơ thi hành án tử hình, thủ tục cho nhận tử thi, hiến tặng một phần thi thể, quy trình hướng dẫn công tác dẫn giải thi hành án, quy chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với cơ quan quản lý giam giữ, chưa có quy chế phối hợp giữa công an các tỉnh nơi giam giữ bị án và nơi có nhà thi hành án…

                Hình thức tử hình bằng tiêm thuốc độc mới đang trong giai đoạn đầu của quá trình thực hiện và do điều kiện còn nhiều khó khăn, kinh phí còn hạn hẹp … nên không tránh khỏi những bất cập nhất định nêu trên. Trong thời gian tới, để đảm bảo cho việc thi hành án tử hình, chúng ta cần nghiên cứu sản xuất thuốc độc để chủ động trong việc thi hành án, xây dựng thêm các nhà thi hành án ở các tỉnh, cung cấp đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho thi hành án tử hình, tiếp tục rà soát, sửa đổi và ban hành các quy định pháp luật mới về công tác thi hành án tử hình cũng như tập huấn cho cán bộ thực thi nhiệm vụ này./.                                                                             

Nguyễn Thị Út - Kiểm sát viên Phòng 2

Danh sách phòng thi Vòng 1 kỳ thi tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát ngành KSND năm 2024
Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi tuyển công chức nghiệp vụ kiểm sát ngành KSND năm 2024 kèm theo Quyết định số 101/QĐ-VKSTC ngày 29/11/2024
Quyết định số 101/QĐ-VKSTC về việc phê duyệt danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, điều kiện và danh sách thí sinh không đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi công chức nghiệp vụ kiểm sát ngành KSND năm 2024
Thông báo số 126/TB-HĐTT ngày 29/11/2024 về việc triệu tập thí sinh dự kỳ thi tuyển công chức nghiệp vụ kiểm sát ngành Kiểm sát nhân dân 2024
Bản đồ thi Vòng 1 kèm theo Thông báo số 126/TB-HĐTT ngày 29/11/2024
Thông báo số 123/TB-VKSTC thông báo nội dung ôn tập kỳ thi tuyển công chức nghiệp vụ kiểm sát năm 2024
Thông báo số 118/TB-VKSTC ngày 04/11/2024 về việc tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát ngành Kiểm sát nhân dân năm 2024
Thông báo số 104/TB-VKS-VP ngày 09/10/2024 về việc công bố công khai thực hiện dự toán thu chi NSNN quý III năm 2024 của VKSND thành phố Hà Nội
Quyết định số 317/QĐ-VKS-VP ngày 03/10/2024 về việc công bố công khai thực hiện dự toán thu chi NSNN quý III năm 2024
Quyết định số 307/QĐ-VKS-VP ngày 30/9/2024 về việc công bố công khai quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 của VKSND thành phố Hà Nội

HÌNH ẢNH

ĐĂNG NHẬP

Website liên kết

Thống kê truy cập

Đang truy cập Đang truy cập : 238

Tổng lượt truy cập Tổng lượt truy cập : 1441558